Gỗ Ghép Tràm Là Gì – Xem Bảng Giá Tốt Nhất Thị Trường

Gỗ ghép tràm là một loại gỗ ghép thanh công nghiệp, sử dụng nguyên liệu là gỗ tràm tự nhiên, được xử lý, sơ chế bằng phương pháp tẩm sấy tròng điều kiện áp suất phù hợp. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các đặc tính của gỗ ghép tràm và bảng giá gỗ ghép tràm trên thị trường hiện nay

gỗ ghép tràm

1. Gỗ ghép tràm là gì?

Gỗ ghép tràm là gì

Gỗ ghép tràm là một loại vật liệu xây dựng được làm từ các tấm gỗ nhỏ ghép lại với nhau để tạo thành một tấm gỗ lớn hơn. Trong quá trình sản xuất gỗ ghép tràm, các tấm gỗ nhỏ có kích thước và đặc tính tương tự được ghép lại theo chiều ngang để tạo ra một tấm gỗ có kích thước và đặc tính mong muốn.

Gỗ ghép tràm thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, nhất là trong việc làm kết cấu nhà, cầu, tầng hầm, và các ứng dụng yêu cầu độ bền cao và khả năng chịu lực tốt. Bằng cách kết hợp các tấm gỗ nhỏ lại với nhau, gỗ ghép tràm có khả năng chống cong vênh và co ngót tốt hơn so với gỗ tự nhiên, giúp tăng tính ổn định và độ bền của công trình.

2. Cấu tạo gỗ tràm ghép

Gỗ tràm ghép được tạo thành bằng cách ghép các tấm gỗ nhỏ lại với nhau để tạo thành một tấm gỗ lớn. Quá trình ghép gỗ này thông thường sử dụng kỹ thuật ghép ngang (là ghép các tấm gỗ theo chiều ngang) hoặc ghép dọc (là ghép các tấm gỗ theo chiều dọc). Cấu tạo của gỗ tràm ghép có thể được mô tả như sau:

  • Tấm gỗ nhỏ tử nhiên: Đây là các tấm gỗ nhỏ có kích thước và đặc tính tương tự nhau. Các tấm gỗ này có thể được làm từ cùng một loại gỗ hoặc từ các loại gỗ khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu và mục đích sử dụng của sản phẩm cuối cùng.
  • Keo dán: Để ghép các tấm gỗ nhỏ lại với nhau, một lớp keo dán được áp dụng lên bề mặt của chúng. Keo dán này thường là loại keo chịu nước và có tính năng bám dính mạnh để đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các tấm gỗ.
  • Lớp phủ bề mặt: Để tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm quý vị có thể lựa chọn thêm lớp bề mặt để phủ lên bề mặt tấm. Một số loại bề mặt phủ thông dụng là: Veneer, melamine, lamilate, keo bóng, …

>>> Xem thêm về Gỗ óc chó là gì và đặc điểm của gỗ óc chó

3. Phân loại gỗ ghép tràm

Có 2 cách để phân loại gỗ tràm ghép thanh là: phân theo kiểu ghép mộng và phân theo tiêu chuẩn bề mặt.

3.1 Phân loại theo kiểu ghép mộng

Phân loại gỗ ghép tràm

Cách phân này có 2 loại là: ghép theo mộng đứng và ghép mộng nằm.

Ghép kiểu mộng đứng (mộng nổi – finger joint): chính là kiểu ghép răng cưa đứng, bề mặt của tấm ván ghép sau khi được đánh mộng hoàn chỉnh sẽ có răng cưa được nổi lên bề mặt tấm ván, có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường.

Ghép kiểu mông nằm (ghép mộng chìm- finger butt joint): kiểu ghép này bề mặt răng cưa được ẩn vào bên trong. Dùng mắt thường để quan sát thì chúng ta chỉ thấy bề mặt ghép ngang.

3.2 Phân loại dựa vào tiêu chuẩn bề mặt

Tiêu chuẩn này sẽ được xét theo các tiêu chí: màu sắc, lỗi xảy ra trên mắt sống, mắt chết và chỉ đen trên mỗi tấm gỗ. Từ đó, đánh giá dựa vào 3 tiêu chuẩn sau:

  • Tiêu chuẩn A: tiêu chuẩn cao nhất, bề mặt không được có bất kỳ mắt chế nào, số lượng mắt sống cho phép tối đa chỉ từ 3- 7 mắt/ 1 tấm (số lượng mắt sống không quá 3 mắt/1m2 tấm gỗ ghép), tỉ lệ dác gỗ tối đa từ 5- 12%.
  • Tiêu chuẩn B: tiêu chuẩn này cho phép bề mặt tấm gỗ có mắt sống, thận chí có thể có cả mắt chết nhưng phải đảm bảo đường kích mắt chết nhỏ và mật độ không quá 3 mắt trên mỗi m2 một mặt, tỉ lệ dác gỗ từ 12- 30%.
  • Tiêu chuẩn B: đây là tiêu chuẩn cuối cùng, yêu cầu cho tiêu chuẩn này cũng thấp hơn, chỉ cần đảm bảo bề mặt tấm ván ghép bằng phẳng, không lồi lõm, không giới hạn số lượng mắt chết và mắt sống.

Tùy vào nhu cầu sử dụng của khách hàng và sản phẩm tạo ra sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Về cơ bản, thị trường Việt Nam có 4 kiểu ghép phổ biến là:

  • Chất lượng AA: kiểu ghép này đảm bảo chất lượng bề mặt như các cạnh, hoa văn tốt nhất. Chuyên dùng cho sản xuất đồ gỗ nội thất cao cấp, chất lượng yêu cầu tuyệt đối và chúng thường được xuất khẩu ra nước ngoài.
  • Chất lượng AB: kiêu ghép này có 1 mặt đẹp tuyệt đối, mặt còn lại có những mắt chết với kích thước và mật độ nhỏ và được đặt xuống dưới. Ứng dụng trong việc sản xuất mặt bàn, ghế, tủ bếp, …
  • Gỗ chất lượng AC: kiểu ghép này có mặt trên đảm bảo chất lượng tuyệt đối, còn mặt dưới chỉ cần bề mặt bằng phẳng, không lồi lõm là được. Thường dùng để ốp tường, sàn, cầu thang,…
  • Gỗ chất lượng BC: mặt trên cho phép có mắt chết nhưng mật độ không được quá 3 mắt/1m2, mặt dưới chỉ cần phẳng, không lồi lõm. Và dùng để làm ván lót sàn, ốp tường, ốp cầu thang, …

4. Ưu nhược điểm của gỗ ghép tràm

4.1 Ưu điểm của gỗ ghép tràm

  • Độ bền cao: Gỗ ghép tràm có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ tự nhiên, giúp nâng cao độ bền và ổn định của các công trình xây dựng.
  • Khả năng chống cong vênh và co ngót: Qua quá trình ghép, gỗ tràm ghép giảm nguy cơ cong vênh và co ngót, giúp duy trì tính ổn định và hình dạng của vật liệu trong thời gian dài.
  • Tận dụng tài nguyên gỗ: Sử dụng gỗ ghép tràm giúp tận dụng tối đa tài nguyên gỗ, giảm thiểu lãng phí và hạn chế việc khai thác gỗ từ thiên nhiên.
  • Kiểm soát chất lượng: Quá trình sản xuất gỗ ghép tràm thường được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật.
  • Đa dạng về kích thước và đặc tính: Gỗ ghép tràm có thể được sản xuất theo các kích thước và đặc tính khác nhau, phù hợp với các yêu cầu và ứng dụng cụ thể.

4.2 Nhược điểm của gỗ ghép tràm

  • Khả năng chống mục kém: Trong một số trường hợp, gỗ ghép tràm có thể không có khả năng chống mục tốt như gỗ tự nhiên, đặc biệt khi không được xử lý chống thấm nước.
  • Giới hạn về thiết kế: Gỗ ghép tràm có giới hạn về kích thước và hình dạng so với gỗ tự nhiên, điều này có thể gây hạn chế trong một số thiết kế phức tạp.
  • Yêu cầu bảo quản: Gỗ ghép tràm cần được bảo quản và bảo dưỡng đúng cách để đảm bảo tuổi thọ và hiệu suất sử dụng lâu dài.

Bảng giá gỗ tràm ghép thanh trên thị trường hiện nay

Daphahome xin gửi tới quý khách hàng bảng báo giá gỗ tràm ghép thanh. Tùy thuôc vào kích thước chất lượng bề mặt và mốc tời gian sẽ có mức giá phù hợp. Bảng giá này chưa bao gồm thuế VAT 10% và chi phí vận chuyển.

Độ dày Kích thước Đơn vị tính Đơn giá
8MM – A 1200 x 2400 Tấm 400.000
8MM – B 1200 x 2400 Tấm 360.000
8MM – C 1200 x 2400 Tấm 270.000
10MM – A 1200 x 2400 Tấm 430.000
10MM – B 1200 x 2400 Tấm 410.000
10MM – C 1200 x 2400 Tấm 320.000
12MM – A 1200 x 2400 Tấm 490.000
12MM – B 1200 x 2400 Tấm 440.000
12MM – C 1200 x 2400 Tấm 370.000
15MM – A 1200 x 2400 Tấm 600.000
15MM – B 1200 x 2400 Tấm 530.000
15MM – C 1200 x 2400 Tấm 410.000
17MM – A 1200 x 2400 Tấm 635.000
17MM – B 1200 x 2400 Tấm 540.000
17MM – C 1200 x 2400 Tấm 440.000
18MM – A 1200 x 2400 Tấm 650.000
18MM – B 1200 x 2400 Tấm 550.000
18MM – C 1200 x 2400 Tấm 445.000
20MM – A 1200 x 2400 Tấm 730.000
20MM – B 1200 x 2400 Tấm 620.000
24MM – B 1200 x 2400 Tấm 740.000
24MM – C 1200 x 2400 Tấm 655.000
18MM – B 1200 x 2000 Tấm 400.000
18MM – C 1200 x 2000 Tấm 340.000

Trên đây là những thông tin về gỗ ghép tràm mà nội thất Daphahome muốn thông tin tới bạn đọc. Hy vọng bài viết cung cấp thông tin hữu ích cho bạn. Và đừng quên cập nhật thêm những thông tin vê gỗ tại chuyên mục tư vấn vấn liệu của website chúng tôi nhé.

Chúng tôi mong muốn người Việt Nam được sử dụng những sản phẩm nội thất chất lượng tiêu chuẩn Châu Âu với mức giá hợp lý nhờ việc quản lý tốt chuỗi cung ứng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *